BỌ TRĨ HẠI LÚA - Tên khoa học: Phloeothrips oryzae

Thứ sáu - 30/03/2012 04:42 3.015 0
Phân bố khắp các vùng trồng lúa trên thế giới và Việt Nam. Ngoài gây hại trên lúa còn các cây họ hoà thảo như Ngô, thuốc lá, hành tỏi..
        Phân bố khắp các vùng trồng lúa trên thế giới và Việt Nam. Ngoài gây hại trên lúa còn các cây họ hoà thảo như Ngô, thuốc lá, hành tỏi..
1. Triệu chứng
                             
- Bọ trĩ gây hại từ mạ đến lúa trỗ.
- Bọ trĩ trưởng thành và non chích hút nhựa cây làm cây mất khả năng sinh trưởng, hoa bị hại không thu phấn được dẫn đến giảm năng suất nghiêm trọng.
- Lá lúa bị hại thường để lại những điểm trắng nhỏ, nếu bị nặng thì chót lá biến vàng, quăn, khô dần và có khi khô cả lá.
- Khi cả ruộng hoặc đám lúa bị hại thì trở thành màu vàng, đỏ rực trông tựa như bị lửa đốt.
 2. Hình thái
- Màu nâu đỏ hoặc nâu đen, đầu dạng hình chữ nhật, có râu màu nâu
- Trứng hình bầu dục, rất nhỏ khó quan sát được bằng mắt, mới đẻ có màu trắng sữa, sau chuyển màu vàng nhạt.
- Bọ trĩ non đẫy sức màu vàng nhạt, không có cánh
3. Tập quán sinh sống và quy luật phát sinh gây hại
- Bọ trĩ trưởng thành rất linh hoạt, bị khua động thì nhanh nhẹn nhảy đi chỗ khác hoặc rơi xuống đất.
- Trưởng thành phá hại mạnh vào những ngày râm mát hoặc ban đêm, khi trời nóng thường ẩn trong nõn lá hoặc lá cuốn
- Trưởng thành sau vũ hoá 3-4 ngày đẻ trứng, đẻ trung bình 12-13 trứng.
- Bọ trĩ trưởng thành đa số sinh sản theo phương thức đơn tính, tỉ lệ cái/đực thường rất lớn.
- Bọ trĩ thường đẻ trứng ở những đám lúa, cỏ xanh non, phần lớn đẻ vào nõn lá, số ít đẻ vào bẹ lá hoặc lá cuốn.
- Bọ trĩ non sau nở thường sống tập trung trong lá nõn và gây hại, khi lá nõn xoè ra chúng chuyển gây hại vào nõn mới.
Sự phát sinh, phát triển của bọ trĩ liên quan trực tiếp đến yếu tố ngoại cảnh và giai đoạn sinh trưởng của cây lúa.
- Ở vụ xuân thời tiết mát (T3-T4), bọ trĩ hại nhiều hơn so với vụ mùa
- Mưa có tác dụng làm giảm số lượng bọ trĩ, đặc biệt bọ trĩ trưởng thành
- Mật độ bọ trĩ tăng dần từ mạ, hồi xanh đến đẻ nhánh và sau đó giảm dần
4. Phòng trừ
- Dọn sạch cỏ dại xung quanh ruộng trước khi gieo mạ hoặc cấy lúa.
- Sử dụng các thuốc trừ sâu nhóm Pyrethroit (Fastac, Bestox, Alfatin…) hoặc các thuốc trừ rầy (Actara, Trebon, Confidor, Daltosu…)

Tác giả bài viết: Tam Nông

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Liên kết website
UBND tỉnh Thái Bình
Mạng văn phòng
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập3
  • Hôm nay15,157
  • Tháng hiện tại324,376
  • Tổng lượt truy cập3,564,078
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây