BỆNH ĐẠO ÔN HẠI LÚA - Tên khoa học Pyricularia oryzae

Thứ hai - 13/02/2012 22:06 3.122 0
Bệnh phát sinh gây hại từ mạ đến lúa chín và có thể hại ở bẹ lá, lá, lóng đốt thân, cổ bông, gié và hạt.
Bệnh phát sinh gây hại từ mạ đến lúa chín và có thể hại ở bẹ lá, lá, lóng đốt thân, cổ bông, gié và hạt.

            * Triệu chứng
                                                   
            - Trên lá lúc đầu là những chấm nhỏ màu xanh lục hoặc mờ vết dầu, sau chuyển màu xanh nhạt. Biểu hiện triệu chứng tiếp theo của bệnh tuỳ thuộc vào mức độ phản ứng của giống.
            + Giống mẫn cảm, vết bệnh to, hình thoi, giữa vết bệnh có màu xám tro, xung quanh có quầng vàng nhạt
            + Giống chống chịu, vết bệnh nhỏ, chỉ là những chấm nhỏ mầu nâu, không đặc trưng
            + Giống biểu hiện trung gian, vết bệnh hình tròn hoặc bầu dục nhỏ, xung quanh vết bệnh có viền màu nâu.
            - Trên cổ bông, cổ gié và hạt
            + Vị trí bị bệnh có màu nâu và hơi thắt lại.
            + Cổ bông bệnh xuất hiện sớm thì bông lúa bị lép, muộn thì hạt lửng và là gẫy gập cổ bông.
            + Trên hạt, vết bệnh có màu nâu và không đặc trưng. Hạt bị bệnh sẽ là nguồn bệnh ở vụ sau nếu sử dụng làm giống.
            * Nguyên nhân gây bệnh và phát sinh phát triển của bệnh
            + Bệnh do nấm Pyricularia oryzae gây ra. Bào tử nấm phát tán chủ yếu nhờ gió để tiến hành xâm nghiễm gây bệnh
            + Bệnh phát triển thuận lợi trong điều kiện nhiệt độ không khí thấp từ 24-280 C, ẩm độ không khí bão hoà, trời âm u thiếu ánh sáng. Vì vậy bệnh hại năng ở vụ lúa xuân, vụ mùa bệnh thường hại ở cổ bông trên những giống trỗ muộn.
            + Bệnh nặng hay nhẹ phụ thuộc vào giống, những giống
            + Bệnh thường nặng ở những chân ruộng thấp trũng.
            + Bón phân không cân đối, đặc biệt bón thừa đạm làm tăng bệnh.
            + Ruộng đang bị bệnh bón phân kali làm tăng bệnh
            * Phòng trừ
            + Dọn sạch tàn dư rơm rạ, cỏ dại mạng nguồn bệnh trên đồng ruộng.
            + Cần sử dụng hạt giống sạch bệnh, không lấy giống ở những ruộng trước đó bị bệnh.
            + Bón cân đối NPK, bón đúng thời điểm, khi bệnh xuất hiện phải ngừng bón đạm và tiến hành phun thuốc phòng trừ.
            + Khi phát hiện có bệnh trên đồng ruộng phải tiến hành phun thuốc trừ ngay. Thuốc sử dụng Fuji one, Beam, Filia, Bump…., lượng sử dụng theo hướng dẫn trên bao bì.
                                                                                                            

Tác giả bài viết: Ths - Đỗ Tiến Công

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Liên kết website
UBND tỉnh Thái Bình
Mạng văn phòng
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập3
  • Hôm nay10,824
  • Tháng hiện tại189,972
  • Tổng lượt truy cập3,795,715
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây