SÂU CUỐN LÁ NHỎ HẠI LÚA:Tên khoa học-Cnaphalocrocis medinalis

Thứ ba - 03/04/2012 02:53 3.423 0
Xuất hiện và gây hại ở khắp các vùng trồng lúa trên thế giới. Ở nước ta, sâu cuốn lá nhỏ gây hại nặng.
           Xuất hiện và gây hại ở khắp các vùng trồng lúa trên thế giới. Ở nước ta, sâu cuốn lá nhỏ gây hại nặng. Ngoài lúa, sâu còn hại trên ngô, mía, kê, cỏ lồng vực, cỏ lá tre
1.     Triệu chứng haị
                         
             Sâu non nhả tơ cuốn dọc lá lúa thành một bao thẳng đứng hoặc bao tròn gập lại. Sâu nằm trong bao, gặm ăn biểu bì mặt trên và diệp lục của lá (không ăn biểu bì mặt dưới lá) tạo   thành những vệt trắng dài, các vệt này có thể nối liền với nhau thành từng mảng. Do đó, khi cây hại nặng, lá bị trắng, nếu gặp mưa nhiều, lá bị thối nhũn.     
            Lá bị hại sẽ giảm diện tích quang hợp, đặc biệt khi bị hại ở lá đòng hoặc lá công năng thì năng suất giảm rõ rệt.
2. Tập quán sinh sống và quy luật phát sinh gây hại
          Tập quán sinh sống:
            + Trưởng thành vũ hoá vào ban ngày. Ban ngày, trưởng thành ẩn náu trong khóm lúa hoặc cỏ dại, ban đêm bay ra hoạt động.
           + Trưởng thành có xu tính với ánh sáng mạnh, con cái bay vào đèn nhiều hơn ngài đực. Trưởng thành cái thường bay đến các ruộng gần bờ mương, đường đi, vườn, nhà. Thời gian         sống của trưởng thành từ 2-6 ngày.
           + Trứng đẻ về đêm, đẻ rải rác trên lá lúa, thường đẻ 1 trứng, có khi 2-3 trứng cùng một chỗ. Mỗi con cái đẻ trung bình 100 quả.
          + Sâu non mới nở rất linh hoạt, bò khắp trên lá, thân, có thể chui vào lá nõn, mặt trong bẹ lá để ăn phần thịt lá. Từ cuối tuổi 2, sâu non bắt đầu nhả tơ kéo hai mép khoảng giữa lá lúa    hoặc mạ dệt thành bao và nằm trong đó gây hại
          + Sâu non có 5 tuổi, sâu tuổi 4-5 có khả năng nhả tơ, dệt gập lá theo chiều ngang, có khi gập 2-5 lá dệt thành 1 bao. Sâu nằm trong đó phá hại suốt ngày đêm. Sâu còn có khả năng di chuyển ra khỏi bao cũ để phá hại lá mới, một sâu non có thể phá hại 5-9lá.
Thời gian phát dục các giai đoạn của sâu thay đổi tuỳ theo lứa trong năm. Nói chung...
           + Trứng 6-7 ngày
           + Sâu non 14-16 ngày
           + Nhộng 6-7 ngày
           + Trưởng thành 2-6 ngày
          Trung bình thời gian của một vòng đời là 28-36 ngày (10 ngày sau TT rộ phun thuốc)
          Quy luật phát sinh gây hại:Liên quan chặt chẽ với yếu tố ngoại cảnh.
          + Nhiệt độ 25-290C, ẩm độ trên 80%, đặc biệt có nắng mưa sen kẽ.
          + Giống lúa: giống lúa thơm, lúa nếp bị nặng hơn các giống khác.
         + Phân bón: Bón nhiều đạm, lá xanh tốt sâu tập trung đến đẻ trứng nên thường bị hại nặng.
3. Phòng trừ
         + Trừ cỏ dại xung quanh bờ ruộng, mương máng
         + Thông thường, sâu non tuổi 1 và tuổi 2 ra rộ sau khi bướm vũ hoá từ 8 -14 ngày. Phun thuốc trừ khi mật độ sâu non là 8con/m2  hoặc 3 trưởng thành/m2
         + Thuốc sử dụng Sattrungdan, Vithadan, Regent, Patox, Sinsau, Tasudan, Vitako. Phun theo chỉ dẫn trên bao bì.
                                                                                             

Tác giả bài viết: Tam Nông

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Liên kết website
UBND tỉnh Thái Bình
Mạng văn phòng
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập2
  • Hôm nay11,766
  • Tháng hiện tại212,039
  • Tổng lượt truy cập3,817,782
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây