Nghiên cứu khoa học trong trường Trung cấp Nông nghiệp Thái Bình

Thứ ba - 27/12/2011 02:57 2.830 0

Nghiên cứu khoa học trong trường Trung cấp Nông nghiệp Thái Bình

Trường Trung học Nông nghiệp Thái Bình được thành lập từ tháng 10 năm 1961 với nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ có trình độ trung học nông nghiệp về Quản lý kinh tế; kỹ thuật chăn nuôi, thú y, trồng trọt, bảo vệ thực vật, thủy sản, địa chính; 50 năm xây dựng và phát triển, với 18.257 học sinh hiện đang là những cán bộ trực tiếp hoạt động trên lĩnh vực sản xuất nông nghiệp; cán bộ xã, thị trấn, cán bộ kỹ thuật, công nhân các trạm, trại trong và ngoài tỉnh đủ để cho thấy những đóng góp quan trọng của nhà trường đối với tiến trình phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh.
Vượt qua bao khó khăn thử thách, được sự quan tâm, tạo điều kiện của các cấp uỷ đảng, chính quyền các cấp, lòng tâm huyết, nhiệt tình của cán bộ, giáo viên nhà trường qua các thế hệ; 50 năm qua, trường  Trung học Nông nghiệp Thái Bình đã dần khẳng định vị trí quan trọng trong hệ thống giáo dục chuyên nghiệp; và vinh dự được hội đồng nhà nước, chủ tịch nước CHXHCNVN tặng thưởng huân chương chiến công hạng 3 (1993), huân chương lao động hạng 3 (1997), hạng nhì (2008), được thủ tướng Chính Phủ, bộ giáo dục đào tạo, và hội đồng thi đua khen thưởng các cấp tặng 10 cờ thi đua xuất sắc, 16 bằng khen cùng nhiều phần thưởng cao quý khác. Tổ chức cơ sở Đảng trong nhà trường nhiều năm liên tục được công nhận danh hiệu trong sạch, vững mạnh. Các tổ chức chính trị - xã hội đều hoàn thành xuăt sắc nhiệm vụ, nhiều năm dẫn đầu phong trào thi đua.
          Đạt được thành tích trên là do Ban giám hiệu đã hoạch định và lãnh đạo thực hiện hiệu quả những chiến lược xây dựng, phát triển nhà trường phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ trong từng giai đoạn. Trong đó, đặc biệt quan tâm đến nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên.
          Mặc dù còn gặp rất nhiều khó khăn, song lãnh đạo nhà trường đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, phân công, bố trí công việc hợp lý, động viên cán bộ, giáo viên tiếp tục học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Đến nay, trường có 100% giáo viên đạt trình độ chuẩn, trong đó, thạc sỹ chiếm 50%; hiện tại có 1 giáo viên đang thực hiện luận án Tiến sỹ và đã có 5 giáo viên được công nhận là giáo viên dạy giỏi toàn quốc. Năm học 2009-2010 nhà trường được Bộ giáo dục & đào tạo xếp ở tốp đầu về tỉ lệ giáo viên đạt trình độ trên chuẩn.
          Nhận thức rõ: Nghiên cứu khoa học là nhiệm vụ quan trọng, là đòi hỏi tất yếu đối với một trường Trung cấp chuyên nghiệp. Do vậy, những năm qua, nhiệm vụ này luôn được ban giám hiệu nhà trường quan tâm, chú trọng và trong quá trình tổ chức, thực hiện cũng luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp, các ngành.
          Để nhiệm vụ nghiên cứu khoa học thực hiện được hiệu quả, nhà trường đã thành lập hội đồng khoa học, do đồng chí hiệu trưởng làm chủ tịch hội đồng. Vào đầu các năm học, hội đồng NCKH đều xây dựng kế hoạch, phát động cán bộ, giáo viên đăng ký các đề tài nghiên cứu theo từng lĩnh vực chuyên môn; đặc biệt quan tâm đến những đề tài có ý nghĩa, liên quan thiết thực tới đời sống kinh tế- xã hội nông thôn, phù hợp với nghị quyết đại hội đảng bộ tỉnh, huyện; và đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giảng dạy trong nhà trường. Nhiệm vụ nghiên cứu khoa học được trường THNN Thái Bình xác định là không tách rời với nhiệm vụ chuyên môn và đời sống kinh tế xã hội. Do vậy, trong những năm qua, nhiều đề tài khoa học đã được thực hiện với sự tham gia không chỉ của cán bộ, giáo viên, mà còn có sự đóng góp của học sinh các lớp theo từng chuyên ngành.        Từ đó, tạo điều kiện để học sinh thực hiện hiệu quả phương châm: “học đi đôi với hành”, làm quen với phương pháp nghiên cứu khoa học, ứng dụng hiệu quả các kiến thức đã học vào thực tiễn. Nhiều đề tài khoa học được thực hiện để phục vụ tốt hơn yêu cầu xây dựng nông thôn mới và góp phần giải quyết những vấn đề khó khăn mà sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, huyện đã và đang phải đối mặt.
          Tiêu biểu trong nhóm đề tài nêu trên là các đề tài:
1. Đề tài: Đánh giá nhu cầu đào tạo cán bộ nông nghiệp cấp xã, phường, thị trấn
2. Đề tài: Khảo sát kỹ thuật gieo cấy mới phục vụ sản xuất
3. Đề tài: Nghiên cứu biện pháp phòng chống dịch bệnh tai xanh trên đàn lợn
4. Đề tài: Điều tra, đánh giá tình hình sâu bệnh hại trên lúa
5. Đề tài: Thử nghiệm nuôi cá Vược trong nước ngọt
6. Đánh giá thực trạng  triển khai xây dựng mô hình nông thôn mới.
          Đặc biệt, trước diễn biến phức tạp của bệnh lùn sọc đen trên lúa, hội đồng nghiên cứu khoa học nhà trường đã kịp thời chỉ đạo và thực hiện đề tài: “Nghiên cứu bệnh lùn sọc đen hại lúa và biện pháp phòng trừ” cùng nhiều đề tài khoa học khác.
           Quá trình thực hiện, nhóm phụ trách đề tài luôn nhận được sự quan tâm của hội đồng khoa học; trong việc theo dõi, đôn đốc tiến độ thực hiện, kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, từ đó có định hướng chỉ đạo phù hợp. Đồng thời, khi kết thúc, đề tài đều được nghiệm thu, đánh giá, và có hình thức động viên, khen thưởng phù hợp.
          50 năm, là một chặng đường dài và mỗi cán bộ, giáo viên, nhất là những giáo viên trẻ trường THNN Thái Bình nhận thức sâu sắc rằng: Trên chặng đường nghiên cứu khoa học đầy gian nan, thử thách, chỉ có lòng tâm huyết và sự đam mê thì chưa đủ mà cao hơn, phải có một thái độ làm việc thực sự nghiêm túc, đúng đắn và khoa học. Trong biển tri thức đồ sộ của nhân loại, không phải công trình nghiên cứu nào cũng thành công như mong đợi. Cũng có những thất bại. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn là sau những thất bại đó, chúng ta đã tích luỹ được những gì, chúng ta phải điều chỉnh phương pháp như thế nào để “thất bại thực sự là mẹ của thành công”.
          Bằng sự nhiệt tình, tâm huyết, lòng đam mê và ý thức trách nhiệm với công việc, nhất là mong muốn được đóng góp một phần công sức, trí tuệ của mình vào sự phát triển chung của nông nghiệp, nông thôn; những cán bộ, GV của trường THNNTB đã khắc phục mọi khó khăn, sắp xếp công việc một cách hợp lý để dành nhiều hơn thời gian cho nghiên cứu khoa học. Bên cạnh sự cố gắng nỗ lực của bản thân, đội ngũ này cũng luôn nhận được sự động viên khích lệ, tạo điều kiện của BGH nhà trường. Đây thực sự là những động lực quan trọng để họ tiếp tục khẳng định mình trên con đường nghiên cứu khoa học đầy gian nan, vất vả./.
Thí nghiệm khảo sát một số dòng, giống lúa triển vọng

Tác giả bài viết: Thạc sỹ: ĐỖ TIẾN CÔNG - Phó hiệu trưởng, Trưởng khoa trồng trọt - Địa chính

Nguồn tin: tcnn.thaibinh.edu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Liên kết website
UBND tỉnh Thái Bình
Mạng văn phòng
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập14
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm13
  • Hôm nay16,676
  • Tháng hiện tại218,256
  • Tổng lượt truy cập3,823,999
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây