BỆNH BẠC LÁ LÚA Xanthomonas oryzae

Thứ tư - 16/05/2012 23:33 18.190 0
Bệnh xuất hiện, gây hại ngay từ giai đoạn mạ cho đến khi lúa chín
           Bệnh xuất hiện, gây hại ngay từ giai đoạn mạ cho đến khi lúa chín
1. Triệu chứng bệnh
 
- Trên mạ: Triệu chứng biểu hiện ở mút lá hoặc mép lá với những vết dài ngắn khác nhau màu vàng rồi nâu bạc, lá dễ khô.
- Trên lá lúa: Triệu chứng biểu hiện rõ hơn. Vết bệnh ở mép lá, mút lá lan dần vào phiến lá hoặc lan thẳng xuống gân chính, một số trường hợp vết bệnh bắt đầu ở ngay giữa phiến lá, vết bệnh lan rộng theo đường gợn sóng hoặc thẳng, mô bệnh tái xanh, vàng lục, cuối cùng khô cháy.
- Trên những giống ngắn ngày, bón nhiều phân đạm thì vết bệnh thể hiện nhanh, lá đột ngột có màu xanh sẫm rồi khô tái đi, lá bệnh không kịp chuyển sang màu vàng rực mà đã khô xác, chết lụi.
- Trong điều kiện ẩm độ cao, mép vết bệnh dễ xuất hiện những giọt dịch vi khuẩn nhỏ, hình tròn, keo đặc lại có màu vàng như trứng cá.
- Triệu chứng bệnh rất dễ nhầm lẫn với bệnh khô đầu lá sinh lý.
2. Nguyên nhân gây bệnh
          Do vi khuẩn Xanthomonas oryzae gây ra
3. Đặc điểm phát sinh phát triển
- Bệnh gây hại ở cả vụ lúa xuân và lúa mùa.
- Ở vụ lúa xuân bệnh thường phát sinh vào tháng 3 – 4 và phát triển mạnh hơn vào cuối giai đoạn sinh trưởng của cây lúa (tháng 5-6 dương lịch) khi lúa xuân đã trỗ và chín
- Bệnh ở vụ xuân thường nhẹ hơn vụ mùa, trừ trường hợp lúa xuân cấy muộn bị bệnh ngay từ đòng thì năng suất giảm rõ rệt.
- Vụ mùa bệnh hại nặng, bệnh có thể xuất hiện rất sớm từ trung tuần tháng 8 lúc lúa đang đẻ nhánh và tiếp tục phát triển mạnh vào thời kỳ lúa làm đòng, trỗ.
- Những giống mẫn cảm với bệnh như: Lúa lai TQ, HT1, BT7, Nếp thơm, đặc biệt những năm nhiều mưa giông, bão.
- Cả hai vụ lúa xuân và lúa mùa cây lúa dễ nhiễm bệnh nhất lúc lúa làm đòng - trỗ - chín sữa.
- Diễn biến của bệnh trên đồng ruộng nhiều năm đều tuân theo một quy luật tương đối rõ rệt: Nhiệt độ không khí cao (26-300C), ẩm độ cao, trong những đợt mưa, gió bão và lúa giai đoạn đòng trỗ trở đi.
- Phân đạm ảnh hưởng rất rõ đến mức độ phát sinh phát triển của bệnh. Bón nhiều đạm, cây lúa xanh tốt, mềm yếu bệnh thường nặng.
- Đất chua, ngập úng, hàng lúa bị bóng cây ven đường che bóng thì bệnh có thể phát triển sớm và mạnh hơn
- Bón một lượng vôi nhất định giảm bệnh.
4. Biện pháp phòng trừ
- Biện pháp cơ bản nhất là dùng giống chống bệnh và Bón phân cân đối, hợp lý giữa đạm, lân, kali. Đặc biệt yếu tố đạm.
- Vụ mùa thường có mưa giông lớn những giống mẫn cảm dễ bị bệnh nặng hơn nên hạn chế cấy giống nhiễm ở vụ này
- Sử dụng hạt giống sạch bệnh. Xử lý hạt giống ở 540C trong 15 phút.
- Khi bệnh tiến hành phun thuốc phòng trừ: Sasa, Startner, Xanthomic, Steptomicin  Fisan (lúa vàng), Kasumin  và các thuốc có nguồn gốc kháng sinh khác. Tuy nhiên, biện pháp này hiệu quả thấp.

Tác giả bài viết: Tam nông

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Liên kết website
UBND tỉnh Thái Bình
Mạng văn phòng
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập4
  • Hôm nay15,157
  • Tháng hiện tại324,338
  • Tổng lượt truy cập3,564,040
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây