RẦY NÂU HẠI LÚA Tên khoa học: Nilaparvata lugens

Thứ tư - 02/05/2012 23:02 6.481 0
Có mặt ở khắp các vùng trồng lúa nước ta. Rầy ngoài gây hại trên lúa, có thể gây hại trên ngô, kê, cỏ gấu, cỏ lồng vực
1. Triệu chứng hại
                        
           Rầy trưởng thành và rầy non dùng miệng chích vào thân cây lúa để hút dịch cây. Bị nhẹ các lá phía dưới bị héo, hại nặng gây cháy rầy, nếu gặp mưa lúa có thể bị thối nhũn. Năng suất có thể giảm 50% hoặc mất trắng.
Thân cây bị rầy chích có biểu hiện thâm đen, rầy có thể di chuyển lên trên chích hút ở kậng bông lúa
Rầy cái chích rách mô thân cây lúa để đẻ trứng càng làm cho lúa bị hại nặng hơn.
Hiện tượng cháy rầy đầu tiên mang tính cục bộ, một vài mét vuông, gặp thuận lợi cháy rầy lan rất nhanh ra cả ruộng và cả cánh đồng.
Rầy nâu ngoài gây hại còn là môi giới truyền bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên lúa
2. Tập quán sinh sống và quy luật phát sinh gây hại
                        
            Rầy tập trung ở phần gốc cây lúa để hút chất dinh dưỡng. Khi bị khua động, rầy lẩn trốn bằng cách bò ngang, nhảy sang cây khác, nhảy xuống mặt nước hoặc bay đi nơi khác.
Khi lúa chín, phần gốc thân đã cứng, khô thì ban ngày chúng tập trung lên phía trên, phần non để hút dinh dưỡng.
Rầy trưởng thành có xu tính bắt ánh sáng mạnh, những đêm tối trời, lặng gió, trời bức rầy thường bay vào đèn lúc 20 – 23h (Trừ rầy cánh ngắn)
Tỷ lệ rầy cái và đực biến động phụ thuộc vào nhiệt độ, ẩm độ, dinh dưỡng.
Từ khi lúa đẻ nhánh đến ngậm sữa, lúc dảnh lúa còn non thì tỉ lệ rầy cái từ 70 – 80%.
Lúc lúa chín thì tỉ lệ rầy cái và đực 50/50
Sự xuất hiện rầy cánh dài và cánh ngắn phụ thuộc vào nhiệt độ, ẩm độ và đặc biệt vào dinh dưỡng.
Nhiệt độ thấp, ẩm độ cao, thức ăn phong phú thì xuất hiện dạng cánh ngắn nhiều
Nhiệt độ cao, ẩm độ thấp, thức ăn không thích hợp thì xuất hiện dạng cánh dài nhiều.
 Dạng rầy cánh ngắn có thời gian sống dài, tỉ lệ cái > đực, số trứng/ cái cao hơn loại cánh dài. Hơn nữa, rầy cánh ngắn đẻ trứng sớm hơn (vòng đời ngắn hơn) rầy cánh dài. Vì thế, khi rầy cánh ngắn xuất hiện thì hiện tượng cháy rầy dễ xảy ra.
Đầu vụ, rầy di cư từ lúa chét, cỏ dại, mạ vào ruộng lúa, hầu hết chúng là cánh dài. Gặp lúa đẻ nhánh, chúng sinh ra đa số cánh ngắn
Sự thay đổi tỉ lệ hai loại hình cánh dài và cánh ngắn trong quá trình phát triển của cây lúa như sau: đầu vụ 90 – 100% cánh dài, bắt đầu đẻ rộ 15-20% cánh ngắn, ngậm sữa 70-80% cánh ngắn, lúa chín cánh ngắn chỉ còn 20-25%. Tuy nhiên, khi mật độ rầy quá cao, mặc dù lúa đang trong giai đoạn đẻ rộ đến chín sữa thì tỉ lệ rầy cánh dài có xu thế tăng mạnh.
Rầy trưởng thành cái có thể đẻ từ 50 – 600 quả trứng. Trứng đẻ thành ổ (3-48trứng), vào buổi chiều, đẻ vào bẹ lá ở phía gốc hoặc thân non tạo nên những vết màu nâu.
Vòng đời của rầy cánh ngắn.
+ Trứng: 6-8 ngày
+ Rầy non: 12-14 ngày (5tuổi = 2,4-2,8 ngày/tuổi)
+ Rầy trưởng thành: 20 – 25 ngày
Những ruộng trũng, đất tốt rầy thường phát sinh mạnh. Mật độ rầy cao, trong ruộng thường có váng rầy. (Váng rầy là do rầy tiết ra chất đường mật nên nấm muội đen phát triển bám vào cây lúa)
Quy luật phát sinh và mức độ gây hại liên quan nhiều đến yếu tố sinh cảnh. Thường trước một thời gian nào đó, nhiệt độ không khí cao, ẩm độ cao, sau đó trời hửng nắng thì rầy nâu dễ phát sinh thành dịch
Hàng năm, ở miền Bắc, rầy nâu có thể hình thành 7-8 lứa. Trong đó, có 4 lứa cần được chú ý là lứa 2-3 phá hại vào tháng 4, 5 (vụ xuân), lứa 5 – 6 phát sinh vào tháng 7-9
3. Phòng trừ
Sử dụng giống chống rầy
Mật độ cấy hợp lý, bón phân cân đối, tránh bón quá nhiều đạm
Khi lúa đẻ nhánh có thể đưa vịt nhỏ vào ruộng, vừa tác dụng sục bùn, vừa sử dụng rầy nâu làm thức ăn sẽ giảm khả năng tích luỹ mậtđộ rầy.
Hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu nhóm Pyrethroit (cúc tổng hợp) để tránh bùng phát rầy.
Thường xuyên thăm đồng, cần chú ý những điểm thường có các ổ rầy vụ trước.
Khi thấy ổ rầy, có 6-9con/khóm giai đoạn lúa làm đòng, 17-25 con/khóm giai đoạn lúa trỗ phải tiến hành phun thuốc trừ. Thuốc sử dụng
Giai đoạn từ đòng đến trỗ (lá lúa còn xanh) sử dụng các thuốc nội hấp như: Actara, Dalltosu, Confidor, Penalty, Trebon.
Giai đoạn lúa chín sáp đến gặt (lá lúa đã vàng) sử dụng thuốc có tính tiếp xúc như Bassa, Nibas (rẽ lúa phun trực tiếp vào gốc), Penalty gold
 
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Liên kết website
UBND tỉnh Thái Bình
Mạng văn phòng
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập5
  • Hôm nay15,157
  • Tháng hiện tại324,361
  • Tổng lượt truy cập3,564,063
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây