Trường Trung cấp Nông nghiệp Thái Bình

http://tcnnthaibinh.edu.vn


KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y VỚI VIỆC ĐÀO TẠO NGHỀ

Giờ học thực hành ngành chăn nuôi thú y

Giờ học thực hành ngành chăn nuôi thú y

Cùng với sự phát triển của nhà trường trong 50 năm qua khoa chăn nuôi thú y của trường TH Nông nghiệp Thái Bình đã góp phần làm lên những thành tích to lớn trong quá trình đào tạo ra nguồn nhân lực có năng lực cho xã hội
 
Cùng với sự phát triển của nhà trường trong 50 năm qua khoa chăn nuôi thú y của trường TH Nông nghiệp Thái Bình đã góp phần làm lên những thành tích to lớn trong quá trình đào tạo ra nguồn nhân lực có năng lực cho xã hội.
Từ những ngày thành lập trường, các thầy cô giáo trong khoa cùng với nhà trường vượt qua mọi khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, kinh phí đào tạo. Song với lòng nhiệt tình, yêu nghề và tinh thần trách nhiệm các thầy cô đã từng bước dìu dắt, giúp đỡ, rèn luyện các em biết kết hợp giữa lý thuyết và thực hành rèn nghề để trở thành một kỹ thuật viên có tay nghề vững vàng. Sự rèn luyện tay nghề chủ yếu dựa vào các cơ sở chăn nuôi tập thể của các HTX nông nghiệp. Lần lượt các thế hệ học sinh ra trường họ thực sự đã góp phần công sức của mình phục vụ cho sự phát triển chăn nuôi và mạng lưới thú y của tỉnh nhà.
Những năm gần đây cùng với sự đổi mới của nền kinh tế chuyển từ bao cấp chuyển sang cơ chế sản xuất hàng hoá. Nông nghiệp nông thôn bắt đầu có sự khởi sắc, ngành chăn nuôi được chú trọng và phát triển theo một hướng mới. Lúc này học sinh theo học chăn nuôi thú y có xu thế gia tăng bởi vì học chăn nuôi thú y chính là học một nghề mà nghề đó thực sự đem lại thu nhập không nhỏ trong quá trình lập nghiệp của học sinh sau khi ra trường.
Để nghề chăn nuôi thú y phát triển đúng với xu hướng năm 2008, trường đã đổi từ ngành chăn nuôi thú y sang khoa chăn nuôi thú y tạo bước ngoặt đánh dấu sự phát triển của khoa trong nhà trường.
Đứng trước thách thức mới đội ngũ giáo viên trong khoa CNTY cũng phải thay đổi để tìm hiểu phương pháp giảng dạy mới đặc biệt chú trọng việc rèn các thao tác tay nghề kỹ thuật cho học sinh. Kế hoạch rèn nghề lập ra chi tiết thực hiện ngay từ những ngày mới tựu trường cho đến lúc ra trường học sinh phải đạt những tiêu chí nàa. Vì vậy, các thầy cô giáo tăng thời lượng thực hành rèn nghề kèm cặp giúp đỡ, hướng dẫn học sinh từ những thao tác nhỏ nhất, đơn giản nhất đến các thao tác phức tạp đòi hỏi độ chính xác cao đồng thời tăng cường cho các em cọ sát thực tế thông qua kỳ thực tập tốt nghiệp biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo. Việc thực tập tốt nghiệp được phân tán nhỏ lẻ đưa các em xuống các trại chăn nuôi hay về địa phương rèn nghề tạo điều kiện cho mỗi học sinh nêu cao tính tự lập mà rèn luyện phù hợp với sự phát triển chăn nuôi trong giai đoạn mới để sau khi ra trường các em có thể hoạt động tốt ngay từ khi mới lập nghiệp.
Từ năm 2006 cùng với chính sách đào tạo nghề cho nông dân, cán bộ giáo viên khoa chăn nuôi thú y đã đồng hành cùng người chăn nuôi trong 6 năm qua. Xuống các cơ sở đem các tiến bộ khoa học kỹ thuật đến với người dân, họ hưởng ứng nhiệt tình và mong muốn được học tập nhiều hơn để phòng và điều trị bệnh cho đàn vật nuôi có hiệu quả, góp phần vào việc phát triển kinh tế hộ.
Chặng đường 50 năm đào tạo cán bộ cho mạng lưới thú y cơ sở với 40 khoá học, Khoa CNTY đã đào tạo được trên 5.000 học sinh và hàng nghìn học viên sơ cấp nghề. Ngoài việc đào tạo cán bộ thú y cho mạng lưới thú y của tỉnh,  còn tham gia đào tạo cán bộ thú y cho tỉnh bạn như: Hải Phòng, Quảng Ninh, Quảng Trị, Điện Biên, Sơn La, Lạng Sơn.... Tất cả các em đều là những cán bộ kỹ thuật có phẩm chất đạo đức tốt, có tay nghề vững vàng, được xã hội chấp nhận. Hầu hết đã và đang được bố trí vào các lĩnh vực phục vụ chăn nuôi và công tác thú y ở địa phương, ở các công ty, trạm trại, các khu vực chăn nuôi tập trung trong các vùng kinh tế khác. Số còn lại họ trở thành các doanh nhân, chủ doanh nghiệp nhỏ, chủ trang trại, gia trại… Thực tế đã chứng minh họ đã lập nghiệp và làm giàu bằng chính nghề của mình đã được đào tạo.
Hiện nay, nền kinh tế nước nhà đang phát triển trong đó có sự tồn tại tất yếu và phát triển của ngành chăn nuôi. Vì vậy việc đào tạo nghề cho nông dân đặc biệt là đào tạo nghề kỹ thuật CNTY luôn luôn là việc cần thiết và phải được đầu tư thích đáng./.

Tác giả bài viết: Thsỹ: LÊ THỊ BÍCH LIÊN -Trưởng khoa chăn nuôi thú y

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây