KHOA TRỒNG TRỌT BẢO VỆ THỰC VẬT

Thứ năm - 02/02/2012 21:21 15.054 0

bệnh lùn sọc đen hại lúa

bệnh lùn sọc đen hại lúa
Thái Bình là một tỉnh có thế mạnh trong phát triển các ngành nghề nông nghiệp trong đó đi đầu là ngành trồng trọt. Sự lớn mạnh của nghề trồng trọt cùng với những thành tích đáng tự hào của nông dân Thái Bình có dấu ấn đậm nét của Khoa trồng trọt - bảo vệ thực vật trường Trung học Nông nghiệp Thái Bình.
Thái Bình là một tỉnh có thế mạnh trong phát triển các ngành nghề nông nghiệp trong đó đi đầu là ngành trồng trọt. Sự lớn mạnh của nghề trồng trọt cùng với những thành tích đáng tự hào của nông dân Thái Bình có dấu ấn đậm nét của Khoa trồng trọt - bảo vệ thực vật trường Trung học Nông nghiệp Thái Bình.
          Được hình thành đầu tiên cùng với sự ra đời của nhà trường (1961), đến nay Khoa Trồng trọt - bảo vệ thực vật đã có những bước phát triển vượt bậc cả về đội ngũ, thành tích và chất lượng đào tạo.
          Về đội ngũ giáo viên: Năm 2007 số lượng giáo viên trong khoa là 5 thành viên, đến nay sau năm năm con số này đã tăng lên gần gấp đôi (9 giáo viên) không kể những người đã chuyển sang nhận chức vụ mới. Điều đáng nói ở đây, đội ngũ giáo viên không chỉ được nâng lên về số lượng, 3 trong số này đã có trình độ thác sỹ và trên thạc sỹ, hai giáo viên nữa tiếp tục được cử đi học nâng cao nghiệp vụ. Hơn nữa tất cả giáo viên trong khoa với tuổi đời từ 25 – 33, sức trẻ, sự nhanh nhạy năng động, lòng nhiệt huyết với nghề tạo tiền đề giúp họ nhanh chóng kế thừa, phát huy nền tảng hiện có, tiếp cận, nắm bắt những vấn đề mới, tích lũy thành kinh nghiệm, vốn kiến thức để giảng dạy. Kết quả của sự cố gắng không mệt mỏi này là những thành tích được ghi nhận ở nhiều cấp bậc, nhà trường có 5 giáo viên dạy giỏi cấp quốc gia thì riêng khoa trồng trọt - địa chính đã đạt 3 giáo viên.   
          Về chất lượng giảng dạy: Những ngày đầu, khi còn là ngành trồng trọt được coi là chủ chốt của nhà trường đã đào tạo hàng ngàn học viên hiện là cán bộ chủ chốt của các xã, hợp tác xã trong toàn tỉnh. Đây là những hạt nhân nòng cốt góp phần tạo ra kỳ tích về năng suất lúa đầu tiên của miền Bắc. Dù gặp rất nhiều trở ngại do chiến tranh nhưng thầy và trò ngành học đã vươn lên dạy tốt, học tập tốt, sản xuất giỏi, đạt nhiều thành tích cao trong học tập và công tác. Sau những năm chiến tranh, đất nước hoà bình thống nhất, ngành Trồng trọt bảo vệ thực vật tiếp tục cùng với các ngành học khác trong trường thực hiện nhiệm vụ đào tạo đội ngũ kỹ thuật viên nông nghiệp cho tỉnh nhằm củng cố và phát triển ngành nông nghiệp trong tình hình mới. Để học sinh ra trường có trình độ tốt đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn sản xuất, các thầy cô trong ngành đã đầu tư thời gian, công sức xây dựng các tập bài giảng phù hợp với cấp học, ngành học và với điều kiện thực tế. Các giáo trình cây lúa, sâu bệnh hại, cây lương thực, cây rau màu… đã góp phần giúp các học viên tự học và tự nghiên cứu để nắm được bài tốt hơn. Hiện nay ngành đã đào tạo được gần 5000 học viên trong 39 khoá, hầu hết đã và đang đóng góp vào sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn của tỉnh. Bên cạnh việc giảng dạy tại trường, các giáo viên trong khoa còn  tham gia giảng dạy các khóa đào tạo ngắn hạn, chuyển giao khoa học kỹ thuật mới  cho bà con nông dân ngay tại địa phương góp phần tích cực vào công  cuộc xây dựng nông thôn mới.
          Không chỉ dạy tốt, các thầy trong ngành còn đầu tư thời gian, công sức, nghiên cứu các đề tài khoa học như khảo nghiệm các giống lúa nhập nội, nghiiên cứu phương pháp nhân giống cây ăn quả, nghiên cứu các chế phẩm phân bón và kích thích cây trồng, nghiên cứu phương pháp canh tác mới… Các đề tài đã thực sự tạo thành các mô hình học tập quan trọng cho các học viên, khơi dậy lòng ham mê nghiên cứu khoa học và tìm tòi học hỏi trong các học viên.
          Nhằm đáp ứng những đòi hỏi của thực tiễn, được sự cho phép của UBND Tỉnh, năm 1996 ngành Địa chính được thành lập và nằm trong tổ chức của ban trồng trọt – BVTV. Đến nay (năm 2011), ngành học đã đào tạo được 14 khoá, tổng số học viên trên 400 học viên, chủ yếu là cán bộ địa chính các xã trong tỉnh. Ngoài ra ngành học còn tham gia đào tạo trên 200 học viên của 4 huyện thuộc thành phố Hải Phòng là Vĩnh Bảo, Tiên Lãng, Thuỷ Nguyên, Hải An. Học viên sau khi ra trường đều có việc làm và đảm đương tốt nhiệm vụ, được địa phương và cơ quan chuyên môn đánh giá cao.
          Trước những kết quả đạt được trong thời gian qua và sự cố gắng không ngừng của tập thể giáo viên trong ngành, năm 2008 ban giám hiệu trường TH Nông Nghiệp ra quyết định đổi tên ngành trồng trọt bảo vệ thực vật – địa chính thành khoa Trồng trọt Bảo vệ thực vật – Địa chính, để tạo điều kiện nâng cao vị thế cho ngành đáp ứng được yêu cầu thực tiễn trong thời kỳ mới. 
          Nhìn lại chặng đường 50 năm qua, khoa trồng trọt bảo vệ thực vật - địa chính tự hào đã đóng góp một phần công sức cho sự nghiệp phát triển nông nghiệp của tỉnh cũng như vào sự phát triển của nhà trường. Trước những vận hội và không ít những thách thức trong kỷ nguyên mới, thầy và trò của các ngành học đã chuẩn bị tốt hành trang hội nhập kiến thức với đất nước và thế giới. Được sự quan tâm của nhà trường, khoa trồng trọt bảo vệ thực vật - địa chính phấn đấu phát triển mạnh quy mô, trình độ và nâng cao chất lượng đào tạo, xứng đáng với truyền thống 50 năm xây dựng và trưởng thành./.

Tác giả bài viết: Thạc sỹ: CAO THỊ THUỶ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Liên kết website
UBND tỉnh Thái Bình
Mạng văn phòng
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập181
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm180
  • Hôm nay12,399
  • Tháng hiện tại334,103
  • Tổng lượt truy cập3,573,805
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây