1. Nguyên nhânBệnh do cầu trực khuẩn
Pasteurella mutocida aviseptica gây ra.Vi khuẩn tồn tại nhiều trong tự nhiên: đất, nước, thức ăn, đặc biệt nó ký sinh ở niêm mạc đường hô hấp trên, đường tiêu hoá. Nó ký sinh nhưng không gây bệnh và nó chỉ gây bệnh khi sức đề kháng của gia cầm giảm, điều kiện dinh dưỡng kém.
Vi khuẩn dễ bị tiêu diệt bởi nhiệt độ, ánh sáng và các chất sát trùng: 80
0C/10 phút, 100
0C/2 phút. Ánh sáng mặt trời chiếu vào sau 1 ngày mới diệt được vi khuẩn. Vi khuẩn có thể tồn tại và sinh sản trong đất ẩm có nhiều nitơ.
2. Truyền nhiễm học- Trong tự nhiên: Tất cả các loại gia cầm đều cảm thụ với bệnh. Gà,vịt thường hay mắc nhiều hơn và thường xảy ra những vụ dịch lớn. Các loài chim đều có thể mắc bệnh.
- Mùa mắc: Bệnh thường hay xảy ra vào mùa mưa, đặc biệt là những trận mưa rào đột ngột,
- Lứa tuổi: Bệnh thường xảy ra ở gia cầm lớn đặc biệt gia cầm đẻ, con to béo trong đàn thường hay mắc ở đầu ổ dịch và chết nhanh.
3. Triệu chứng3.1. Thể quá cấp tínhBệnh diễn biến nhanh con vật không xuất hiện triệu chứng . Nhiều trường hợp chiều tối vẫn ăn sáng hôm sau đã chết. Gà mái nhảy ổ đẻ và chết trên ổ. Bệnh thường xảy ra đối với gà mái đẻ, vịt đẻ.
3.2. Thể cấp tínhGia cầm sốt cao, ủ rũ, xù lông, sã cánh, đi lại chậm chạp. Từ mũi, miệng chảy dịch nhớt trong, không màu, không mùi đặc biệt là khi cầm dốc ngược lên. Con vật ỉa chảy phân trắng lầy nhầy như lòng trắng trứng gà có khi lẫn máu đỏ sẫm (phân màu sôcôla). Con vật khó thở, vẩy mỏ, mào, yếm tím bầm do tụ máu.

3.3. Thể mãn tính Thường thấy ở cuối ổ dịch.
Mào, yếu sưng thuỷ thũng. Con vật gầy còm do vi khuẩn tác động đến các cơ quan gây hoại tử cơ quan, rối loạn cơ năng. Con vật ỉa chảy lỏng có bột màu vàng giống lòng đỏ trứng. Các khớp xương viêm sưng là con vật đi lại khó khăn.
4. Bệnh tích 4.1. Thể quá cấp tínhTụ máu thành cục ở các cơ quan nội tạng đặc biệt là bề mặt gan, cuống tim. Thịt thâm tím
4.2. Thể cấp tính- Tụ huyết, xuất huyết ở các tổ chức liên kết dưới da, các xoang và các cơ quan trong cơ thể.
- Tim sưng, bao tim tụ nước màu vàng.
- Phổi viêm tụ máu, chứa các dịch viêm màu đỏ nhạt.
- Gan có nốt hoại tử màu vàng nhạt to bằng đầu đinh ghim có khi dày đặc liên kết lại thành đám.
4.3. Thể mãn tínhBệnh tích chủ yếu là viêm hoại tử mãn tính đường hô hấp và gan, đôi khi viêm phúc mạc mãn có lớp fibrin khô bao bọc phủ tạng và túi hơi. Viêm lan từ phúc mạc đến buồng trứng, ống dẫn trứng làm ống dẫn trứng sưng màu nhạt chứa dịch thẩm xuất và Fibrin. Các khớp xương sưng to chứa dịch màu xám đục.
5. Chẩn đoán phân biệt- Bệnh Gumboro: Bệnh thường xảy ra ở gà từ 4-6 tuần tuổi, tiêu chảy phân trắng, vàng, khi chết nằm úp bụng, chết nhanh nhiều trong 3-5 ngày đầu mắc bệnh sau đó tỷ lệ chết giảm.
- Bệnh Niu cat xơn: Gà tiêu chảy phân xanh, chảy nước trong mồm có mùi chua lẫn mảnh thức ăn.
6. Phòng và điều trị6.1. Phòng bệnh- Phòng bằng biện pháp vệ sinh chuồng trại: Phun thuốc sát trùng thường xuyên, dọn vệ sinh trong và ngoài chuồng, vệ sinh máng ăn, máng uống, sân chơi …
- Phòng bệnh bằng vaccin:
 | - Tiêm dưới da cho các loại gia cầm - Mỗi con 1 ml vắc xin - Sau khi tiêm 14-21 ngày, con vật sẽ có miễn dịch và kéo dài 06 tháng - Bảo quản vaccin: Bảo quản ở nhiệt độ từ 2-8 độ C - Vắc xin được đựng trong lọ nhựa loại dung tích 20ml tương đương với 20 liều/lọ |
6.2. Điều trị- Tiêm bắp Streptomycin, D.O.C ngày tiêm 1 lần x 2-3 ngày
- Cho ăn hoặc trộn với nước uống: Đặc trị tụ huyết trùng, Ampicoli, Neo - colistin, T.T.S, Viemro
Cho ăn liên tục 5-7 ngày x 2 lần/ngày
Kết hợp với điện giải và giải độc gan Sorbitol