BỆNH VIRUS HẠI LÚAI. Triệu chứng bệnh1. Bệnh vàng lùn (lúa cỏ): Virus gây bệnh Rice grassy stunt virus (RGSV)

Lúa nhiễm bệnh giai đoạn còn non thường rất lùn, mọc nhiều chồi và có lá thẳng đứng, xoè ngang. Các lá bệnh thường ngắn, hẹp, có màu nhạt và nhiều đốm nhỏ màu nâu với hình dạng không cố định. (Abey guna wardena, 1969; ling, 1972 rivera etal., 1966).
Các lá non mọc sau khi cây lúa nhiễm bệnh thường bị sọc loang lổ. Cây bệnh có thể không có bông hoặc có bông nhưng hạt bị đen và lép. Lúa trưởng thành bị nhiễm bệnh có lá bị vàng, bông bị nâu và hạt lép (Iwasaki etal., 1986; Rivera etal., 1966).
2. Bệnh lùn xoắn lá: Virus gây bệnh Rice ragged stunt virus (RRSV)
Cây lúa lùn thấp, lá xanh đậm, các lá non bị xoăn xoáy ốc, các lá xếp xít nhau, rách mép lá, gân lá sáng, nghẹn đòng.
3. Bệnh tungro (vàng lá di động)
Virus gây bệnh
Rice tungro bacilliform virus (RTBV) và Rice tungro spherical virus (RTSV) Nửa phần trên của phiến lá bị vàng từ chót lá vào trong. Cây lùn thấp, lá xít nhau, lá ngắn và hơi xoè ngang. Cây bị bệnh sớm có thể bị chết lụi hoặc đẻ nhánh kém.
4. Bệnh lùn sọc đen hại lúa: Southern rice black streaked dwarf virus (SRBSDV

Cây bệnh lá ngắn, xanh đậm, chót lá biến dạng và xoắn lại, rìa lá rách hình chữ V, cây đẻ nhánh nhiều, rễ kém phát triển
Thân cây có nhiều nốt phồng nhỏ màu trắng tới nâu chạy dọc gân của thân cây lúa, các nốt phồng này đặc biệt nhiều ở phần lóng sát gốc
Cây bệnh tồn tại lâu trên ruộng, bị bệnh muộn cây lúa vẫn phân hoá đòng nhưng không có khả năng trỗ bông hoặc trỗ không thoát, hạt bị đen, lép, năng suất giảm nghiêm trọng.
II. Truyền lan của virus gây bệnhLan truyền qua côn trùng môi giới
Rice grassy stunt virus (RGSV) và Rice ragged oryza virus (RRSV) lan truyền nhờ rầy nâu
Nilaparvata lugensRice tungro bacilliform virus (RTBV) và Rice tungro spherical virus (RTSV) lan truyền qua rầy xanh đuôi den Nephotettix virescent
Virus lùn sọc đen Southern rice black streaked dwarf virus (SRBSDV) lan truyền nhờ rầy lưng trắng và rầy nâu nhỏ
III. Một số giải pháp quản lý bệnh- Nhổ bỏ ngay những diện tích bị nhiễm bệnh trên 30%
- Phun thuốc trừ rầy kịp thời, không để mật độ rầy tăng cao
- Canh tác lúa theo phương châm 3 giảm: Giảm phân đạm, giảm thuốc trừ sâu để tránh bộc phát rầy
- Cày bỏ ngay những diện tích bị nhiễm bệnh trên 30%, không sử dụng giống nhiễm rầy trên diện rộng
- Gieo sạ đồng loạt và cắt vụ gieo trồng, không canh tác liên tục các vụ lúa mà thay vào đó cơ cấu cây trồng khác
- Sử dụng các giống kháng rầy
- Sử dụng thuốc hoá học để trừ rầy kịp thời, không để mật độ rầy tăng cao
- Sử dụng chất kích kháng để tăng sức đề kháng cho cây lúa